Chiều quê nhung nhớ

Song Ninh| 07/06/2018 08:30

Một buổi chiều tan tầm phố, ta vội vã ùa mình vào những dòng xe, khói bụi bủa vây như nhuốm thêm phần ngột ngạt. Biết bao lần ta nghe trong lòng mỏi mệt, muốn gác lại những mưu sinh phố thị nhộn nhịp mà trở về với quê, chỉ để sống lại dù là khắc giây trong chuỗi hồi ức thăm thẳm, để được nghe tiếng mẹ khản cổ gọi con trong cái nhá nhem chiều tàn, vọng vang theo tiếng chuông chùa từng hồi bảng lảng, mang theo tâm nguyện thành kính của những người quê chân chất. Gửi theo lời kinh khẩn nguyện an lành, bám cùng

Quê nghèo nên cảnh vật cũng đìu hiu. Những mái nhà tựa như dáng người già cô đơn, nằm lọt thỏm giữa những lối đi ngoằn ngoèo. Cây cối quanh năm um tùm, từng tán lá to xòe bao bọc những ngôi nhà ngủ gục theo thời gian. Mặc nắng mưa vần vũ đi qua, cuốn theo màu đỏ của ngói, màu tóc đen nhánh của mẹ của bà bạc dần theo những ngậm ngùi đợi mong những đứa con đi xa lâu lắm mới có dịp ghé về.

Chiều quê nhung nhớ
Chiều quê dọc ngang những chuyến đò đưa khách sang sông, người nối người lênh đênh trên những dòng nước mặn mòi phù sa đặc quánh. Lũy tre làng xanh mướt, ngoi những chùm rễ xác xơ bám chặt vào lòng đất, rồi cứ vậy mọc thành những mầm xanh mới, ngụp lặn dưới những bão bùng của tháng năm. Thương làm sao những chiều cha thấp thỏm lo âu, khi những cơn nắng mùa xưa dãi dầu, sục sôi thiêu đốt những thửa ruộng đang thì con gái. Lúa đang xanh bỗng ngả màu vàng úa, như đốm lửa bập bùng nửa đêm mẹ canh từng mẻ rượu gia truyền bốc lên thứ làn hơi nồng nồng. Bếp lửa cháy sém tuổi mẹ chóng tàn, còn làn khói thì ám mùi khét lẹt, bén vào tận cùng thớ vải mẹ khoác trên mình những đêm dài ngồi gật gù ru con. Để rồi không biết tự khi nào, thứ mùi hương trên quần áo nhuộm từ làn khói âm ỉ cháy từ đám củi mục kia, trở thành mùi hương thân thuộc trong trí nhớ non nớt của đám trẻ quê một thời thoang thoảng.

Đường quê dẫn lối ta về, ngang qua những cánh đồng tha thẩn cánh cò trắng tinh, vục chiếc mỏ vàng chóe  xuống thửa ruộng mà cần mẫn xúc từng mẻ tôm cá, bỏ quên cả những chú bù nhìn rơm cha đan từ mớ rạ rơm mùa cũ đứng xiêu vẹo trong vốc gió cuối ngày. 

Lại gần thêm chút nữa, ta nghe rõ mồn một tiếng sáo diều vi vu, dội từ khoảng trời xa xăm, loang cùng đám mây xam xám dội về. Âm thanh ấy khiến ta chợt nhớ vô cùng những đêm hè nóng nực nằm ngủ cùng cha dưới mái hiên nhà. Tiếng sáo diều càng về đêm càng trong trẻo biết nhường nào. Phải chăng do trời về đêm trong lành nên lọc làn gió cũng thanh tao, hay do lúc ấy tâm hồn ta vời vợi bình yên, để cảm nhận rõ ràng nhất về thứ âm thanh tựa như khúc nhạc du dương từ sự cộng hưởng của trăng sao cùng với vốc gió dặt dìu.

Thương làm sao những chiều dìu bà ra trước hàng cau, lụi mình ngắm tàn những mùa hoa trăng trắng. Không thể nhớ bao lâu rồi bà còn cất bên mình một lời hẹn ước xưa cũ, về một mùa hoa giải phóng đưa ông trở về. Tiếc rằng những mùa hoa đằng đẵng trôi qua nhưng người đi vẫn xa tận phương trời, để người ở lại ngậm ngùi ôm nỗi nhớ nhung.

Chiều nay lất phất mưa bay. Những cơn mưa đầu mùa làm sống lại trong ta những dòng hoài niệm chấp chới. Mẹ đón ta trở về bằng cái ôm hờ, không còn đủ chặt siết như những ngày xưa. Do thời gian hay do nhớ nhung tạo ra khoảng cách bởi những giận hờn vô cớ. Hít một hơi chật căng lồng ngực từ áo mẹ bởi làn khói ám mùi ẩm mốc. Chỉ thấy trong lòng mình là hoài niệm một thời chất chứa khôn nguôi. 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ Ban Quản lý Khu Di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, TP. Hà Nội), cho biết, trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” vừa khai mạc. Trưng bày diễn ra đến hết tháng 9/2024.
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
  • Bài 1: Vững vàng trên trận tuyến phòng, chống ma túy
    Điện Biên được xác định là một trong những địa bàn trung chuyển ma túy lớn từ khu vực “Tam giác vàng” ra khu vực biên giới Lào - Việt Nam, sau đó vận chuyển về Điện Biên rồi đi sâu vào nội địa tiêu thụ. Trước những tác động của tình hình tội phạm ma túy ở khu vực biên giới của tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, BĐBP Điện Biên đã tăng cường lực lượng, bám nắm các địa bàn trọng điểm, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, từng bước làm trong sạch địa bàn. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đi
Đừng bỏ lỡ
Chiều quê nhung nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO