Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội

14/04/2018 14:38

Đường Nguyễn Phong Sắc bắt đầu từ đường Hoàng Quốc Việt đến ngã ba Cầu Giấy - Xuân Thủy, đi qua trước cửa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


Đường Nguyễn Phong Sắc dài 1.500m, rộng 10-15m.

Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trước đây thuộc đất các xã Cổ Nhuế và Dịch Vọng, huyện Từ Liêm.

Nay thuộc các phường Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Quan Hoa, quận Cầu Giấy.

Tên phố đặt năm 1990.

Nguyễn Phong Sắc (1902-1931), tên thật là Nguyễn Văn Sắc, người phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng. Năm 1926 ông là người tham gia lập Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Hà Nội. Tháng 9/1928 ông được bầu vào Kỳ bộ Bắc Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Hà Nội. Tháng 3/1929 ông là một trong 7 người thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở phố Hàm Long. Ngày 17/6/1929 tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương lâm thời, với nhiệm vụ xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở Trung Kỳ. Sau ngày 3/2/1930, ông được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được Đảng cử đi chỉ đạo phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Tháng 10/1930 ông được bầu vào Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương và làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Ngoài cương vị là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ở Trung Kỳ, ông còn là linh hồn của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Tháng 5/1931 cùng với một số chiến sĩ cộng sản khác ở huyện Nghi Lộc – Nghệ An trong một chuyến đi công tác về Hà Nội ông bị mật thám Pháp bắt tại ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), một thời gian sau chúng đã bí mật thủ tiêu ông.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát hành bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”
    Ngày 26/4, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành chuỗi tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.
  • Trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”
    Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc Trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954-21/7/2024).
  • Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại các làng nghề
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 128 /KH-UBND Tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
  • Sâu lắng chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
    Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Đừng bỏ lỡ
Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO