Thị trường rau sạch: Biết tin vào ai?

Trân Thao| 31/10/2017 16:54

Nguồn cung rau sạch cho thị trường đã có nhưng nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này lại ngày một cao. Bài toán cung - cầu không gặp nhau này tồn tại bởi người tiêu dùng chưa có niềm tin vào sản phẩm đang được bày bán.

Xưa kia ông bà ta có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc” để khẳng định vai trò của rau củ quả trong đời sống. Nhất là trong lúc khó khăn, đói lòng chẳng nghĩ đến thịt cá, mà thứ cần thiết lại là rau. Ngày nay, người ta có thể khấm khá hơn, thực phẩm sẵn có hơn.

Thế nhưng, “cơn khát” rau của thị trường lại không hề có dấu hiệu chấm dứt. Câu chuyện ngỡ như ngược đời. Rau xanh ngày nào chả bán đầy ngoài chợ. Thậm chí bước chân ra khỏi nhà là gặp hàng rau. Vậy tại sao lại nói “cơn khát rau” như thể rau xanh là thứ gì quý hiếm lắm. Ở đây, người viết muốn đề cập đến một phân khúc khác của thị trường: rau sạch.

Từ chợ vào siêu thị

Rõ ràng, tập quán mua bán truyền thống của người Việt là ra chợ. Nếu như người phương Tây mua đồ ăn từ siêu thị và trữ đồ cho cả tuần, thì người Việt mình vẫn luôn thích đồ tươi ngon nên cần đi chợ hàng ngày. Tuy nhiên, thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, người ta công nghiệp hóa cả nền nông nghiệp. Và thế là những “rau dầu nhớt”, “chè phân lân”... ra đời.

Mỗi ngày, người tiêu dùng không khỏi hoang mang khi thấy những thông tin rau tưới nước thải, giá đỗ ngâm hóa chất, nghe câu chuyện những khu vườn trồng luống rau nhà ăn riêng, rau để bán riêng. Từ đó, kéo theo bao chứng bệnh tai quái xuất hiện. Hậu quả thấy ngay thì là ngộ độc, dần dà dẫn đến ung thư. Chưa bao giờ người dân lại cảm thấy hoang mang và lo lắng về nguồn gốc thực phẩm như thế.
Thị trường rau sạch: Biết tin vào ai?
Rau an toàn được bày bán trong siêu thị (Nguồn ảnh: Internet)

Vì thế, người ta bắt đầu tìm mua rau an toàn, rau hữu cơ. Bắt đầu những cửa hàng rau sạch, thực phẩm an toàn mọc lên, dần dần như nấm sau mưa. Tại các siêu thị, rau sạch được bày bán từ lâu, giờ trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng chấp nhận mua giá cao một chút, miễn là có thể an tâm hơn với những mớ rau có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác đảm bảo. Thậm chí, các tập đoàn lớn cũng rục rịch đầu tư phát triển thương hiệu rau sạch riêng.

Từ siêu thị về nhà

Khác với rau củ bán ngoài chợ, hàng trong siêu thị được đóng gói cẩn thận, sạch sẽ, lại có dấu chứng nhận an toàn. Tưởng như đã có thể yên tâm với rau củ trong siêu thị, bởi “đắt xắt ra miếng”. Đến một ngày người tiêu dùng lại giật mình khi đọc tin siêu thị nhập rau không rõ nguồn gốc. Hàng bán ra chợ và hàng siêu thị hóa ra lại là một, chỉ khác nhau bởi bao bì, nhãn mác.

Câu chuyện mập mờ xuất xứ, chất lượng không đảm bảo khiến thị trường nháo nhào. Người mua chủ yếu tin vào lời người bán, nhưng người bán lại lợi dụng lòng tin đó để đưa ra thị trường các loại rau bẩn, rau không an toàn rồi gắn mác “sạch” nhằm trục lợi. Trong khi đó, việc kiểm tra, giám sát hầu như khó mà thực hiện được.

Thị trường rau sạch: Biết tin vào ai?
Tận dụng ban công nhà để trồng rau (Nguồn ảnh: Internet)

Chẳng còn biết tin vào ai, nhiều bà nội trợ quyết định tự trồng rau ở nhà. Ban công, sân thượng được tận dụng tối đa xếp thùng xốp, giá đỡ, thậm chí còn tận dụng cả những khoảng đất trống cạnh nhà hay dưới gầm cầu để trồng rau. Trên các diễn đàn, hội nhóm, những chủ đề hướng dẫn trồng rau, chia sẻ kinh nghiệm thu hút lượt bình luận sôi nổi. Mùa nào rau nấy, lại chính tay mình tưới tắm, bắt sâu, người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn phần nào khi hàng ngày nhìn thấy cây rau lớn dần cho đến lúc thu hoạch.

Lời giải nào cho bài toán cung – cầu

Trên thực tế, tự trồng rau tại nhà vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Không gian sinh trưởng của rau chỉ bó hẹp trong một không gian nhất định nên việc chăm sóc, bón phân nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến chất lượng. Việc sử dụng hạt giống trên thị trường cũng là vấn đề cần quan tâm vì nếu đó là hạt giống trôi nổi thì khả năng bị xử lý qua hóa chất hoàn toàn có thể xảy ra.
Thị trường rau sạch: Biết tin vào ai?
Sử dụng thiết bị kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rau củ (Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ)

Thêm vào đó, không phải ai cũng có điều kiện để tự trồng rau. Nên dù biết rau có thể “không sạch”, người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận “sống chung với lũ” hàng ngày. Vẫn biết kinh doanh rau sạch chính là kinh doanh niềm tin của người tiêu dùng nhưng niềm tin cần phải đặt đúng chỗ. Rau sạch trên thị trường hiện nay không thiếu, nhưng khách hàng vẫn phập phồng lo sợ, thậm chí chẳng muốn mua vì giá thành cao mà chất lượng không thể kiểm soát. Do vậy, cái cần thiết nhất chính là minh bạch thông tin, từ đầu vào, các khâu sản xuất, thu hoạch và đưa ra thị trường. Nếu người sản xuất có thể công bố thông tin đó và người tiêu dùng có thể biết được thì “cơn khát rau sạch” mới có thể kết thúc.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Thị trường rau sạch: Biết tin vào ai?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO